CÁCH KIỂM TRA PHẦN CỨNG MÁY TÍNH BẰNG CPU-Z

TÌM HIỂU VỀ CPU-Z

CPU Z  là phần mềm PC có thẻ tải về miễn phí, cung cấp cho người dùng những thông tin cơ bản nhất về máy tính của mình. Chủ yếu về phần cứng, mainboard, chipset, card đồ hoạ… Toàn bộ thông số ở các mục này đều được hiển thị một cách đầy đủ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất.

CPU Z giúp người dùng xác định được bộ nhớ của mình, tần suất sử dụng là bao nhiêu đối với từng nhân hiển thị trên CPU. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra các vấn đề trên máy tính, nhận biết được có thông số nào bất thường hay không.

Với CPU Z, máy tính của bạn có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả hơn khi các vấn đề có thể được giải quyết một cách gọn gàng nhất.

ƯU ĐIỂM CỦA CPU-Z LÀ GÌ?

– CPU Z sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và là phần mềm đáng thử đối với nhiều máy tính:

– Có thể kiểm soát được các thông tin về phần cứng, bộ vi xử lý của máy. Giúp bạn nắm được các vấn đề của máy tính để từ đó khắc phục kịp thời.

– Nắm rõ được các phiên bản đang sử dụng của mainboard, chipset, BIOS…

– Kích thước và dung lượng các bộ nhớ của từng nhân xử lý. Bên cạnh đó còn là thời gian, tốc độ được xử lý của nhiều kiểu dữ liệu.

– Nhiều tab cụ thể các thông tin nhưng vẫn rất dễ tìm kiếm cũng như sử dụng. Người dùng có thể truy cập nhanh cũng như tìm kiếm các thông tin cơ bản về máy tính của mình.

CÁCH KIỂM TRA PHẦN CỨNG MÁY TÍNH BẰNG CPU-Z

1.Cách kiểm tra thông số máy tính

Tab CPU thể hiện cho bạn biết về thông tin khá chi tiết của chip CPU, trên máy tính mình đang sử dụng như tên CPU là Intel Core i7 7700k, có tốc độ 4.20GHz.

Thông số Socket 1151 là CPU chân cắm 1151 đây là thông số quan trọng khi bạn cần thay thế hoặc nâng cấp CPU mới phải có cùng chuẩn tương thích chân cắm.

Góc phải phía bên dưới có thông số Cores 4 Threads 8 thể hiện CPU có 4 nhân và 8 luồng xử lý.

Cách kiểm tra thông số máy tính

+ Name: Tên của chip xử lý – ( Intel Core i7 7700k)

Code name: Tên của kiến trúc CPU hay còn gọi là thế hệ của CPU – (Ivy Bridge)

Packpage: Socket của CPU (Các kiểu socket như 478, 775, 1155… thông số này rất quan trọng khi bạn muốn nâng cấp CPU của mình. Bạn không thể đem 1 chip CPU socket 775 gắn lên socket khác (1155, 478…) và ngược lại.

Core Speed: Xung nhịp của chíp CPU, hay còn gọi là tốc độ của CPU.

Technology: Công nghệ Transistor, Ví dụ ở đây của mình là 14 nm, tức là Transistor, mỗi Transistor nằm trong con CHIP của các bạn có kích thước là 14 nm. Các bạn lưu ý là kích thước của Transistor càng nhỏ thì CPU của bạn chạy càng mát > rất tốt cho máy tính.

Core Voltage: Tức là điện áp cho nhân của CHIP, các dòng chíp hiện nay thường tự điều chỉnh xung nhịp và điện áp tiêu thụ để tiết kiệm điện năng.

Specification: Tên đầy đủ của CPU bạn đang dùng.

Stepping: Phần này khá quan trọng, nó cho ta biết được các đợt chip được tung ta ngoài thị trường. Ví dụ ở đây của mình là 9, Stepping càng cao thì càng tốt và đã được fix các lỗi từ các bản trước đó.

Revision: Là thông tin phiên bản, cũng tương tự như ở phần Stepping.

Instructions: Đây là các tập lệnh để Chip xử lý.

Core Speed: Xung nhịp của CPU, xung nhịp này thường xuyên dao động để tiết kiệm điện năng.

Bus Speed: Trong CPU Z thì bạn có thể coi Bus speed là BLCK (Base Clock)

+ Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm, thông số này càng cao thì CPU càng ít bị tình trạng nghẽn dữ liệu khi xử lý.

+ Cores và Threads: Số nhân và số luồng của CPU. Số này thường là số chẵn và thường được gọi là: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…

2. Tab Caches

Ở tab này ta sẽ thấy thông tin bộ nhớ đệm của CPU của máy tính, laptop

Tab Caches

3. Cách kiểm tra thông số máy tính về Mainboard (bo mạch chủ)

Đây là một Tab quan trọng thể hiện những thông tin về chiếc bo mạch chủ trên máy tính của mình bao gồm Manufacturer (tên hãng) là ASUSTek, Model(mã) STRIX Z270F GAMING, Chipset(chip hỗ trợ) là CPU Intel dòng KabyLake, BIOS Version( phiên bản Bios) là 1301, với những thông số trên của mainboard bạn có thể dễ dàng nâng cấp máy tính với linh kiện tương thích.

Cách kiểm tra thông số máy tính
Tab Mainboard

Cụ thể trong tab này bạn sẽ có:

Manufacturer: Tên nhà sản xuất bo mạch chủ, ví dụ Acer, Asus, Foxconn,…

Model: Model của bo mạch chủ, bên cạnh là tên phiên bản.

Chipset: Hãng sản xuất, loại chip và Revision.

Southbridge: Hãng sản xuất, loại southbridge và Revision.

BIOS: Hiển thị thông tin về thương hiệu, phiên bản và ngày sản xuất.

Graphic Interface: Thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard. Version là phiên bản được hỗ trợ, thường chỉ có PCI-Express và AGP. Link Width là độ rộng của băng thông. Tuy nhiên, không phải bo mạch chủ nào cũng hỗ trợ khe cắm này.

2.4. Đến Tab Memory (thông tin RAM)

Các thông số của RAM như loại RAM là DDR4, dung lượng RAM là 16GB và tốc độ RAM là 801.8 MHz, đang chạy kênh song song (Dual),…

Cách kiểm tra thông số máy tính
Tab Memory

Type: Hiển thị loại RAM (đời RAM) đang sử dụng trên máy (Có các loại RAM như DDR, DDR2, DDR3…)

Size: Là tổng dung lượng RAM đang sử dụng trên máy của bạn.

+ Channel: Nếu hiển thị là Single tức là bạn đang gắn 1 thanh RAM hoặc main không hỗ trợ chế độ chạy kênh đôi, nếu hiện Dual là RAM đang chạy ở chế độ kênh đôi (tốc độ nhanh hơn) điều này cũng đồng nghĩa bạn đang gắn 2 hoặc nhiều thanh RAM.

DRAM Frequency: Là tốc độ thực của RAM, của mình là DDRAM (double data rate). Bus của RAM = DRAM Frequency x 2. Thông số này sẽ giúp ta tính được Bus của RAM là bao nhiêu.

FSB:DRAM : FSB : DRAM = Base Clock Cpu (blck) : Real Bus Ram

2.5. Tab SPD

Tab này sẽ thể hiện thông tin chi tiết của từng thanh RAM gắn trên máy tính.

Ở Đây mình có sử dụng 2 thanh ram slot #1, slot #3 nên phần mềm chỉ hiển thị thông số của thanh RAM mình đang dùng, còn những slot còn lại sẽ trống.

Bao gồm thông tin hãng sản xuất RAM ở đây là KingMax, dung lượng thanh RAM là 8GB, băng thông tối đa ( Max Bandwidth) DDR4 2667 (1333MHZ), đây là những thông tin bạn cần quan tâm khi nâng cấp RAM cho máy tính.

Cách kiểm tra thông số máy tính
Tab SPD
Cách kiểm tra thông số máy tính
Tab SPD

2.6. Tab Graphics (card màn hình)

Graphics bạn sẽ thấy đầy đủ các thông số của card màn hình được gắn trên máy tính. Bạn có thể thấy trên máy tính mình hiện tại đang gắn con NVIDIA GTX 1660, bên dưới phần Memory Size( dung lượng bộ nhớ) 6GB, Type(công nghệ) GDDR5 và có Bus Width( tần số Bus) 192 bits Bus bộ nhớ càng cao thì lượng dữ liệu được card màn hình truyền tải trong một chu kỳ sẽ càng lớn.

Cách kiểm tra thông số máy tính
Tab Graphic

Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi như trên hình.

Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa, phổ biến nhất là Ati và Geforce.

Code name: Tên của chip đồ họa đang chạy trên máy tính.

Size: Dung lượng của card đồ họa.

Technology: Cũng giống như ở phần CPU mình đã nói, thông số này càng nhỏ càng tốt nhé.

Type: Kiểu xử lý – vd: 64-bit, 128-bit, 256-bit. Thông số này càng cao, card của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn.

2.7. Bench (đo thông số điểm trên CPU)

Đây là Tab giúp bạn đo số điểm trên CPU của bạn, nếu không cần thiết bạn cũng có thể tham khảo số điểm trên mạng mà không cần làm ảnh hưởng đến CPU của mình.

Cách kiểm tra thông số máy tính
Tab Bench

TỔNG KẾT

CPU Z, bạn có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin chi tiết về phần cứng của máy tính. Các thông số về kích thước, mainboard, chipset… đều có thể được nắm bắt dễ dàng thông qua phần mềm này. Bên cạnh đó, người dùng có thể nhận biết được tần suất hoạt động của các nhân cũng như xử lý các lỗi cơ bản giúp máy tính hoạt động một cách hiệu quả nhất. Kiểm tra thông số máy tính  sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiếc máy tính, laptop của mình. Từ đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn linh kiện phù hợp nhất cho việc thay thế hay nâng cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0398315347